0898 048 148

8 tháng huy động gần 7,3 tỷ kWh điện gió, mặt trời

Năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) được ngành điện huy động trong 8 tháng lên tới gần 7,3 tỷ kWh, vượt so với kế hoạch dự kiến.

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sản lượng điện sản xuất, nhập khẩu toàn tháng 8 đạt gần 21,6 tỷ kWh, bình quân 695,7 triệu kWh một ngày.

Luỹ kế 8 tháng đầu năm, điện sản xuất và nhập khẩu hơn 164 tỷ kWh, tăng 2% so với cùng kỳ 2019. Trong số này, điện sản xuất của EVN và các tổng công ty phát điện đạt gần 91,6 tỷ kWh, chiếm 56% sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Tình hình nước về các hồ thuỷ điện thấp khiến lượng huy động từ nguồn điện này tiếp tục giảm, chỉ đạt 39,03 tỷ kWh. Thay thế nguồn điện thủy điện, EVN buộc phải huy động tăng từ điện than, chạy dầu đạt lần lượt gần 89 tỷ kWh và 1,04 tỷ kWh… để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt.

iea-dien-mat-troi-se-la-vua-moi-tren-thi-truong
Các tấm pin mặt trời trên mái một nhà máy của Yamaha Motor ở Ấn Độ.

Trong một kịch bản của IEA, nếu đại dịch được kiểm soát và nhu cầu năng lượng toàn cầu quay về mức tiền đại dịch vào đầu năm 2023, số hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ tăng mạnh, nâng công suất thêm 12% mỗi năm cho đến năm 2030. Năng lượng tái tạo đóng góp 80% tăng trưởng về sản xuất điện trong thời kỳ này, vượt than đá năm 2025 để trở thành nguồn điện chính.

Theo Tổ chức Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IREA), chi phí tạo ra điện từ pin năng lượng mặt trời quy mô lớn đã giảm từ 38 cent một Kwh năm 2010 xuống trung bình 6,8 cent năm ngoái. “Tôi nhận thấy năng lượng mặt trời sẽ là ông vua mới trên thị trường điện toàn cầu”, Giám đốc IEA Fatih Birol cho biết, “Với các chính sách hiện nay, việc triển khai từ sau năm 2022 sẽ lập kỷ lục mới mỗi năm”.

IEA cho rằng điện mặt trời vẫn sẽ là lựa chọn hợp túi tiền, kể cả trong bối cảnh đại dịch kéo dài, gây tác động lớn đến kinh tế toàn cầu và khiến tăng trưởng nhu cầu năng lượng xuống thấp nhất kể từ thập niên 30. “Nếu các chính phủ và nhà đầu tư tăng tốc hỗ trợ năng lượng sạch, sức tăng trưởng của cả điện gió và điện mặt trời sẽ còn ấn tượng hơn”, Birol cho biết.

Nhiều công ty như BP và Royal Dutch Shell đã đưa ra các thay đổi chiến lược lớn, hướng tới các nguồn năng lượng có mức khí thải carbon thấp. Đây là tín hiệu đại dịch đang tạo ra những thay đổi lớn với thị trường năng lượng toàn cầu.

IEA cũng dự báo nhu cầu dầu sẽ không còn tăng trưởng trong thập kỷ tới. Nhu cầu năng lượng năm nay có thể giảm 5% và đầu tư vào năng lượng giảm 18%.

Hà Thu (theo CNN)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *